Trần Thạch Cao Chìm: Cấu Tạo, Cách Thi Công Đẹp Đúng Kỹ Thuật

Trần thạch cao chìm là gì ? Chúng có cấu tạo như thế nào và thường được sử dụng ở đâu ? Nên chọn thi công trần thạch cao chìm hay nổi?  Đó là những câu hỏi thường gặp của rất nhiều người khi quyết định lựa chọn thi công trần thạch cao cho ngôi nhà của mình.

Nếu đang quan tâm tới vấn đề này thì hãy cùng Review Đà Nẵng cùng tìm hiểu sâu hơn về loại trần thạch cao chìm này nhé .

Trần Thạch Cao Chìm Là Gì

Trần thạch cao chìm là gì
Trần thạch cao chìm là gì

Trần thạch cao chìm là một loại mẫu trần thạch cao đẹp được thiết kế để phần khung xương được ẩn giấu toàn bộ phía bên trên các tấm thạch cao.

Khi hoàn thiện thì toàn bộ khung xương thạch cao bị giấu hoàn toàn, trông giống như trần bê tông bình thường, có tính thẫm mỹ cao.

Cấu Tạo Của Trần Thạch Cao Chìm

cấu tạo trần thạch cao chim
Cấu tạo trần thạch cao chim

Về cấu tạo trần chìm bao gồm hệ khung xương và các tấm thạch cao gồm các bộ phận chính sau:

+ Thanh chính: Là thanh chịu lực chính cho cả hệ trần được treo lên trần nhà bằng các tăng đơ và ty treo trần.

+ Thanh phụ: Là thanh được gắn kết với thanh chính và tiếp xúc trực tiếp với các tấm thạch cao.

+ Thanh viền: Là thanh được gắn trực tiếp vào tường vách và liên kết với thanh chính và thanh phụ.

+ Tấm thạch cao: Sau khi định hình xong hệ khung xương người ta sẽ ghép các tấm thạch cao với nhau để tạo thành bề mặt trần.

+ Phụ kiện chuyên dụng: Dùng để liên kết khung xương với các tấm thạch cao để tạo thành trần hoàn thiện.

Nhìn chung cấu tạo trần thạch cao chìm cũng khá giống với các hệ trần khác chỉ khác nhau một ít thiết kế.

Giá Thi Trần Công Thạch Cao Chìm

Giá thi công trần thạch cao nói chung còn tùy thuộc vào việc bạn lựa chọn đơn vị thi công nào, diện tích thi công, các loại hệ khung xương và tấm thạch cao mà bạn muốn sử dụng cho công trình.

Nhưng nếu bạn dự toán chi phí thi công thì có thể tham khảo bảng giá tại đây: Thi công trần thạch cao Đà Nẵng.

Nên Chọn Trần Thạch Cao Chìm Hay Nổi

Việc lựa chọn thi công trần thạch cao chìm hay trần thạch cao nổi thường xem xét tới chức năng, mục đích sử dụng của công trình mà bạn đang làm.

Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn “nên thi công trần chìm hay trần nổi” thì dưới đây mình xin đưa ra một số ưu nhược điểm của 2 loài trần này để bạn hiểu rõ hơn:

Trần nối được thiết kế bằng cách thả từ trên xuống các tấm thạch cao bằng kích thước khung định hình.

Ưu nhược điểm của trần nổi

+ Ưu điểm của trần nổi là tiết kiệm chi phí, dễ thi công, sửa chữa. Nếu hỏng một tấm bất kỳ thì chỉ cần thay lại tấm khác là xong.

+ Tuy nhiên trần nổi có nhược điểm lớn nhất đó là không mang lại tính thẩm mỹ cao cho công trình, hạn chế về khả năng trang trí so với trần chìm.

Ưu Nhược Điểm Của Trần Chìm

+ Ưu điểm của trần thạch cao chìm chính là dễ dàng trang trí theo ý thích của người sử dụng do đó mang lại tính thẩm mỹ cao. Chính vì thế nó thường được thi công trần cho nhà ở như phòng ngủ, phòng khách….mang lại vẻ đẹp sang trọng cho không gian sống.

+ Nhược điểm chính của trần chìm là chi phí cao hơn trần nổi, thời gian thi công lâu hơn, khả năng cải tạo, sửa chữa khó hơn, tốn công sức, nhiều khi có thể phải hủy bỏ cả trần nhà để thay mới.

Với những ưu nhược điểm của các loại trần trên, giờ thì mình chắc chắn bạn đã có sự lựa chọn cho việc nên sử dụng trần thạch cao chìm hay trần nổi cho công trình của bạn.

Và để để cho ngôi nhà trở nên hoàn hảo hơn thì thì hãy tham khảo cách thi công cũng như những điều cần lưu ý khi làm trần thạch cao chìm dưới đây nhé:

Lưu Ý Khi Thi Công Trần Thạch Cao

+ Khi thi công trần thạch cao nên đảm bảo đóng kín cửa sổ, cửa chính để đảm bảo trần không chịu tác động trực tiếp thời tiết.

+ Cần khảo sát kỹ hiện trường, tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật hệ thống M&E, sau đó thiết kế bản vẽ thi công trần thạch cao sao cho phù hợp với hệ thống M&E của ngôi nhà. Từ đó đảm bảo yêu cầu về tính thẩm mỹ, tính năng chịu lực, chống cháy… của trần nhà.

+ Nếu làm tường vách thạch cao cùng lúc thì cần thi công vách thạch cao trước khi thi công trần thạch cao.

+ Trước khi thi công trần thạch cao thì hãy đảm bảo các cấu kiện hệ khung xương, tấm thạch cao và phụ kiện cần được sắp xếp, bảo quản thích hợp, không được tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

+ Cần tính toán thiết kế làm sao đảm bảo tính chịu lực, tải trọng treo theo khuyến cáo của từng hệ trần khác nhau.

Cách Đóng Trần Thạch Cao Chìm

Bước 1: Xác định cao độ trần

Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivo hoặc bằng máy laser. Đánh dấu vị trí và búng mực trên vách hay cột để xác định vị trí thanh viền tường. Thông thường, ta nên vạch số cao độ trần ở mặt dưới tấm trần

Bước 2: Cố định thanh viền tường vào vách hay tường theo cao độ đã xác định

Bắt vít hoặc đóng đinh với khoảng cách không quá 3mm

Bước 3: Xác định điểm treo ty

Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1000 mm.

Khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 400mm

Với dàn bê tông, sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào sàn.

Liên kết bằng tacke đạn phi 8mm hoặc 10mm

Tiren phi 8mm hoặc phi 10mm. Cắt tiren theo chiều dài phù hợp với cao độ trần. Lắp tiren vài tacke đạn rồi dùng búa đóng cột phụ kiện này vào lỗ đã khoan sẵn trên sàn bê tông.

Bước 4: Bố trí khung trần

Bố trí khung trần của thanh chính phù hợp với hướng bố trí của các điểm treo, khoảng cách của các thanh chính phải theo đúng quy cách trong bản vẽ cấu tạo hệ trần chìm.

Tùy thuộc vào bề mặt của trần và dòng khung sử dụng mà khẩu độ xương chính được lắp đặt khác nhau với khoảng cách từ 800-1200mm cho phù hợp.

Xương chính được liên kết với ty của điểm treo tạo ra khung dọc Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000mm. Kiểm tra xem các thanh xương chính có vướng mắc, hay gây ảnh hưởng đến bộ phận khác hay không để còn có biện pháp xử lý.

Bước 5: Lắp đặt thanh chính

Canh khoảng cách tối đa giữa các thanh chính sao cho phù hợp tùy theo từng loại thanh. Thanh chính được treo vào các ty treo đã được cố định theo đúng khoảng cách quy định.

Liên kết thanh phụ vào các thanh chính bằng ngàm có sẵn trên thanh chính.

Thanh chính và thanh phụ cần phải đóng cố định vào vách.

Bước 6: Cân chỉnh khung trần

Cần phải cân chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung thật phẳng.

Kiểm tra lại cao độ trần bằng ống Nivo hoặc máy laser chính xác theo đúng cao độ trần trong thiết kế đã được duyệt

Bước 7: Lắp đặt tấm lên khung

Đặt tấm, chiều dài tấm theo chiều vuông góc với thanh phụ. Liên kết tấm vào khung bằng vít và xiết cho đầu vít chìm vào mặt trong bề mặt tấm.

Khoảng cách giữa các tấm không quá 200 mm đối với cạnh tấm và không quá 300 mm đối với bên trong tấm. Đánh dấu mực trên tấm để khi gắn vít được thẳng hàng.

Sau khi hoàn thành việc lắp tấm chúng ta tiến hành vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công, chuẩn bị nghiệm thu và bàn giao.

Mẫu Trần Thạch Cao Chìm Đẹp

 

Mẫu trần thạch cao phòng khách
Mẫu trần thạch cao phòng khách
Mẫu trần thạch cao phòng bếp
Mẫu trần thạch cao phòng bếp
Mẫu trần thạch cao phòng ngủ
Mẫu trần thạch cao phòng ngủ
Mẫu trần thạch cao phòng trẻ em
Mẫu trần thạch cao phòng trẻ em

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về loại *trần thạch cao chìm*mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng các bạn đọc. Hi vọng nó sẽ giúp ích thật nhiều trong việc hoàn thiện công trình của bạn. Nếu thấy hay thì đừng quên share cho bạn bè cùng tham khảo nhé. Thanks!

Nguồn bài viết Trần Thạch Cao Chìm: Cấu Tạo, Cách Thi Công Đẹp Đúng Kỹ Thuật thuộc bản quyền Review Đà Nẵng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trần thạch cao thả là gì? cách làm, báo giá trần thạch cao thả

Cửa Hàng Vật Liệu Xây Dựng tại Đà Nẵng giá rẻ

Nên làm trần thạch cao chìm hay nổi (thả)